Đảm bảo cân đối cung cầu về thịt lợn vào đầu quý IV năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng nguồn cung trong đó chú trọng thúc đẩy tái đàn lợn an toàn sinh học và đảm bảo sinh kế các hộ chăn nuôi. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã có chia se với báo chí về vấn đề này.
1,1 triệu ha lúa đông xuân ở các tỉnh phía Bắc chiếm khoảng 60% tổng sản lượng lúa cả năm Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương phòng chống dịch sát sao, không để xảy ra mất mùa đe dọa an ninh lương thực.
Theo dự báo, thời tiết vụ Đông Xuân 2019-2020 đang có những diễn biến khó lường, từ cuối tháng 3 đến nay có mưa nhỏ, ẩm độ cao liên tục là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sinh vật gây hại bùng phát, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, thậm chí là bệnh bạc lá trong vụ Đông Xuân.
Các làng nghề Việt Nam, trong 2 năm qua đã tăng thêm 120 nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh, bổ sung 300 nghìn lao động và thu nhập bình quân từ 4 đến 5 triệu đồng/1 người, tăng gấp hơn 2 lần so với lao động thuần nông. Những kết quả tích cực được công bố trong 2 năm thực hiện nghị định 52/NĐ/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 thay thế Nghị định số 66/2006/NĐ-CP.
Đến nay, 15 doanh nghiệp lớn về chăn nuôi lợn tham dự cuộc họp ngày 30 tháng 3 vừa qua do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản thông báo đưa giá lợn hơi thương phẩm xuất tại trại về mức giá 70 nghìn đồng/kg. Một số doanh nghiệp như: Japfa, Hòa Phát; CP Nông nghiệp BAF… mặc dù không ra thông báo nhưng cũng đã cam kết đưa giá thịt lợn hơi về 70 nghìn đồng/kg từ hôm nay(1/4).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp… đã và đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh tái đàn lợn gắn với an toàn sinh học và kết nối nhập khẩu, góp phần bình ổn thị trường đối với mặt hàng này.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang cùng với các địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung lương thực và thực phẩm. Trong đó, chú trọng thúc đẩy tái đàn lợn ở các địa phương đồng thời kết nối nhập khẩu thịt lợn được xem là giải pháp để giảm áp lực nguồn cung trong nước, góp phần hạ nhiệt mặt hàng này khi “neo giá” ở mức cao trong thời gian qua. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Phùng Đức Tiến đã tra đổi với báo chí về vấn đề này.
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân năm 2019-2020, triển khai kế hoạch vụ Hè Thu, Thu Đông và vụ Mùa năm 2020 vùng Nam Bộ ngày 27/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi về hạn mặn nên sản xuất vụ Hè thu, Thu Đông và vụ Mùa phải đảm bảo an toàn đáp ứng lương thực cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Theo Bộ NN&PTNT, vụ lúa đông xuân trúng mùa, trúng giá và đảm bảo đủ sản lượng cho xuất khẩu lẫn tiêu dùng trong nước. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sụt giảm mạnh vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì gạo lại là ngành hàng có sự tăng tốc đầy bất ngờ. Hai tháng đầu năm 2020, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 929.000 tấn, thu về hơn 430 triệu USD. Con số này tăng 30,5% về lượng và tăng 38% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Hiện nay, 1.500 tấn thịt lợn của Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga đã cập cảng cập cảng Cát Lái, Hải Phòng và Phước Long của Việt Nam. Các lô hàng đang hoàn thiện các thủ tục kiểm dịch, chuẩn bị thông quan. Ngoài ra, gần 2.000 tấn thịt lợn của Tập đoàn này cũng đã chuyển xuống tàu để nhập về Việt Nam trong thời gian tới. Ký kết hợp đồng mua thịt lợn nhập khẩu từ Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga hiện có 15 công ty của Việt Nam.
Tại cuộc họp về phòng chống dịch bệnh trên động vật và thúc đẩy sản xuất và nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học diễn ra cuối giờ chiều nay (24/3) ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PPTNT Phùng Đức Tiến nêu rõ, đối mặt với “thách thức kép” trong bối cảnh dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu và dịch bệnh trong chăn nuôi, các đơn vị trực thuộc Bộ phải nỗ lực tìm mọi giải pháp để đảm bảo thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu; trong đó có việc tái đàn chăn nuôi lợn.
Vào thời điểm này nông dân tỉnh Hậu Giang đang thu hoạch rộ vụ lúa Đông xuân. Trên các cánh đồng lúa chín lẫn trong tiếng máy gặt đập liên hợp là tiếng chuyện trò rôm rã của bà con bởi niềm vui lúa trúng mùa, được giá.
“Tăng cường kiểm soát theo chuỗi để quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm thủy sản” là yêu cầu của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại cuộc họp diễn ra ngày 19/3 tại Hà Nội.
Nếu tiếp tục kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi cùng với việc đẩy mạnh tái đàn ở các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi có đủ điều kiện, dự kiến hết tháng Sáu, nguồn cung thịt lợn mới có khả năng tăng mạnh.
Các xung đột thương mại trên thế giới, biến đổi khí hậu, dịch bệnh đang tác động trực tiếp đến sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Dù vậy, ngành nông nghiệp xác định đây là cơ hội để tiếp tục cơ cấu chuỗi giá trị, đổi mới mô hình tăng trưởng.Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về những định hướng trong sản xuất cũng như mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng này.
“Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nga” là khẳng định của ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, ngay sau khi Việt Nam cho phép nhập khẩu thịt lợn từ liên bang Nga, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga cũng có thông báo chính thức cho phép nhập khẩu thịt gà chế biến từ Việt Nam.
Theo đánh giá, đến nay 99% số xã phát sinh dịch tả lợn Châu Phi đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, nhiều địa phương đã đủ điều kiện công bố hết dịch. Cùng với tăng cường phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, các địa phương, doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc tái đàn lợn để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và bình ổn giá trên thị trường.
Tại hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid 19 diễn ra ngày12/3 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, cùng với sự đồng hành của các doanh nghiệp, toàn ngành nông nghiệp sẽ tập trung khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng cường xuất khẩu, trong mọi hoàn cảnh đối với nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước.